Hỗ trợ trực tuyến

VIDEO

Trung Quốc: Kỳ diệu người phụ nữ không tiểu não vẫn sống bình thường

22/03/2016 11:49

Chóng mặt, buồn nôn, người phụ nữ 24 tuổi ở Sơn Đông, Trung Quốc, phát hiện mình không có tiểu não bẩm sinh nhưng vẫn sống sót, lấy chồng và sinh con.

Kết quả chụp cắt lớp tại bệnh viện cho thấy toàn bộ tiểu não của cô không hề có. Phần không gian trống được lấp đầy bởi dịch não tủy. Điều thú vị không chỉ ở việc tiểu não thiếu hụt mà là ở khả năng tự bù đắp kỳ diệu của bộ não.
Trong khi mọi người hầu hết phải dựa vào tiểu não để điều khiển giọng nói, hành động, sự chú ý, ngôn ngữ… thì người người phụ nữ này phải dựa vào những vùng não khác để thực hiện các chức năng này. 

 
Y văn thế giới đến nay ghi nhận chỉ có 9 trường hợp mắc chứng vô tiểu não nguyên phát. Ảnh: Medical Daily.


Y văn thế giới đến nay ghi nhận chỉ có 9 trường hợp mắc chứng vô tiểu não nguyên phát. Ảnh: Medical Daily.

Tuy chỉ chiếm 10% khối lượng não nhưng tiểu não lại chứa đến 50% tế bào thần kinh. Vấn đề ở tiểu não có thể dẫn đến suy giảm nghiêm trọng về tinh thần, rối loạn vận động, động kinh hoặc có khả năng gây tử vong do tích tụ chất lỏng trong não. Tuy nhiên, người phụ nữ này chỉ bị ảnh hưởng vận động nhẹ, phát âm hơi lắp bắp. Mẹ cô cho biết cô không thể đứng một mình cho đến khi 4 tuổi và không thể nói câu dễ hiểu cho đến khi lên 6 tuổi. Cô cũng gặp một ít rắc rối trong việc giữ thăng bằng. 
 

Y văn thế giới đến nay ghi nhận chỉ có 9 ca mắc chứng vô tiểu não nguyên phát hoàn toàn, hầu hết đều qua đời rất sớm. Riêng người phụ nữ này là trường hợp khá đặc biệt, “nhẹ hơn so với dự đoán” rất nhiều vì cô có thể sống sót trong khoảng thời gian khá dài, thậm chí lấy chồng, sinh con bình thường.
 

Theo các nhà nghiên cứu, đây là điều vô cùng độc đáo và có giá trị nghiên cứu sâu, chứng tỏ bộ não có sức mạnh kỳ diệu hơn chúng ta từng nghĩ. Hiện tượng kỳ lạ này chứng minh tính mềm dẻo, linh hoạt của não. 
 

"Đây là trường hợp hiếm hoi về khả năng tự bù đắp kỳ diệu của bộ não. Việc tìm hiểu cơ chế làm thế nào các mạch não hoạt động và bù đắp cho phần thiếu là rất thú vị", ông Mario Manto, nhà nghiên cứu rối loạn tiểu não tại Bỉ nhấn mạnh.

                                                                AloBacsi.vn
                                                 Theo Lê Phương - VnExpress